Vị Mã tiền và Mã tiền chế trong Y học cổ truyền

Matien

Matien

GiadinhNet – Mã tiền là dược liệu cực độc nhưng vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y.

Sáng 10/1/2018, tọa đàm vị mã tiền và mã tiền chế trong y học cổ truyền do báo Thương hiệu và Pháp luật tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều Giáo sư đầu ngành về dược liệu.

Buổi tọa đàm có sự tham dự của GS.TS.NGND Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Huy Oánh – Nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Bác sĩ Phạm Hưng Củng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền.

 Các chuyên gia đầu ngành về dược liệu trong buổi tọa đàm.

Các chuyên gia đầu ngành về dược liệu trong buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã có những giải đáp cụ thể về công dụng của vị Mã tiền và Mã tiền chế trong Y học cổ truyền cũng như những ứng dụng của vị thuốc quý này trong sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

Bác sĩ Phạm Hưng Củng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền cho biết, Mã tiền là một dược liệu quý được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Hạt Mã tiền chưa qua chế được dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp và vị dược liệu này chỉ được dùng đường uống sau khi được bào chế đúng cách.

Theo GS.TS.NGND Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, trong hạt Mã tiền có hoạt chất chính là strychnin. Strychnin có tính độc nhưng hàm lượng strychnin sau bào chế đã giảm, không còn độc tính mà chỉ có tác dụng điều trị bệnh. Do đó, Mã tiền chế an toàn đối với người bệnh.

 Mã tiền được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Mã tiền được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y

Theo Đông y, Mã tiền chế có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, chống viêm, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp.

Ngoài ra, Mã tiền chế khi sử dụng với liều lượng thấp còn có tác dụng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế trong thành phần.

Do cây Mã tiền là cây thuốc mọc hoang dã ở các vùng núi cao, nguồn nguyên liệu khan hiếm nên năm 2017, Dược phẩm Tâm Bình quyết định thay vị Mã tiền trong viên khớp Tâm Bình bằng Hy thiêm. Hy thiêm có tác dụng hỗ trợ điều trị tương tự như Mã tiền nhưng dễ trồng, dễ nhân giống và có thể gây dựng vùng nguyên liệu Hy thiêm ngay dưới đồng bằng. Sự thay thế Mã tiền bằng Hy thiêm trong viên khớp Tâm Bình cũng được các chuyên gia khách mời cho rằng là hợp lý.

Mai Thúy